Điều dưỡng viên chuyên nghiệp cần tiêu chuẩn gì?
Nếu trước kia điều dưỡng viên thường được gọi là y tá ( trợ lý của bác sĩ) thì nay điều dưỡng viên đã trở thành ngành riêng biệt và khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong việc chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Vậy tiêu chuẩn của điều dưỡng viên chuyên nghiệp là gì?
Cao đẳng Công Nghệ Y – Dược Việt Nam tuyển sinh Cao đẳng điều dưỡng
Điều dưỡng viên không chỉ là người chăm sóc sức khỏe cho người bệnh mà còn hỗ trợ cả về tâm lý cho người bệnh. Để trở thành một điều dưỡng viên chuyên nghiệp, người điều dưỡng viên phải không ngừng rèn luyện, trau dồi, làm việc tận tâm, mang đến niềm tin và sự vui vẻ cho người bệnh. Dưới đây là 10 tiêu chuẩn để trở thành một điều dưỡng viên chuyên nghiệp.
1: Trình độ chuyên môn tốt và được đào tạo bài bản:
Đây là tiêu chuẩn đầu tiên quyết định một điều dưỡng viên có trở nên chuyên nghiệp hay không. Điều dưỡng viên cần phải có trình độ chuyên môn tốt và được đào tạo bài bản mới có nền tảng để chăm sóc cho người bệnh. Trong khi y học ngày càng phát triển, điều dưỡng viên cũng phải không ngừng trau dồi kiến thức, học hỏi, để nâng cao trình độ, phục vụ tốt cho người bệnh.
2: Giao tiếp tốt:
Điều dưỡng viên thường là người tiếp xúc thường xuyên với người bệnh, bởi vậy giao tiếp là kỹ năng vô cùng quan trọng. Hãy cho người bệnh cảm giác họ được quan tâm, chăm sóc bằng sự nhiệt tình, tận tâm chứ không phải hạch sách hay cáu gắt.
3: Chăm chỉ và cẩn trọng:
Điều dưỡng viên là người trực tiếp tiếp xúc, theo dõi bệnh nhân, hỗ trợ bác sĩ trong quá trình điều trị. Bởi vậy chăm chỉ và cẩn trọng là điều kiện không thể thiếu, chỉ cần bệnh nhân có sự thay đổi nhỏ cũng cần nhanh chóng nhận biết, theo dõi để chăm sóc, tránh những tai biến đáng tiếc xảy ra.
4: Chịu được áp lực công việc
Mỗi ngày, điều dưỡng viên sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân. Có những bệnh nhân hợp tác nhưng cũng có những bệnh nhân không hợp tác, sẽ có những xô sát, những lời nói khó nghe… đứng trước những áp lực ấy, điều dưỡng viên cần chịu được áp lực, không bị tác động bởi những căng thẳng gây ảnh hưởng đến tinh thần.
5: Điều dưỡng viên phải năng động, tiếp thu:
Luôn lắng nghe, tiếp thu những ý kiến, bên cạnh đó tự tin và năng động là điều cần thiết để trở thành điều dưỡng viên chuyên nghiệp. Luôn chịu khó quan sát, thích nghi với mọi môi trường làm việc và sẵn sàng giúp đỡ mọi người trong công việc.
6: Yêu thương bệnh nhân:
Là người có nhiều thời gian bên cạnh bên nhân, thậm chí nhiều hơn bác sĩ, bởi vậy điều dưỡng viên cần có lòng yêu thương, sự cảm thông với người bệnh, để có thể chăm sóc người bệnh tốt nhất.
7: Phản ứng nhanh nhẹn:
Khi có bất kỳ sự thay đổi nào, điều dưỡng viên cần thông báo ngay cho bác sĩ, kip trực để nhanh chóng giúp đỡ người bệnh. Sự nhanh nhẹn luôn là yếu tố quan trọng của nghề điều dưỡng, mỗi giây phút đều quyết định sự sống còn của bệnh nhân, bởi vậy điều dưỡng viên không được phép chậm trễ.
8: Sự vị tha và thấu hiểu:
Ngay cả khi nhận những lời lẽ khó nghe, thì điều dưỡng viên cũng cần bình tĩnh, thấu hiểu và vị tha cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Bởi họ đang là những người chịu đớn đau, căng thẳng vì bệnh tật, điều dưỡng viên là người chăm sóc họ, là chỗ dựa tinh thần cho họ, bởi vậy cần sự thấu hiểu ấy.
9: Giờ giấc làm việc linh hoạt
Do đặc tính nghề nghiệp, không phải chỉ giờ hành chính mới có bệnh nhân, bệnh nhân có thể đau bất kỳ lúc nào bởi vậy thời gian làm việc của điều dưỡng viên cũng cần linh hoạt. Nếu bạn muốn trở thành một điều dưỡng viên chuyên nghiệp, hãy gạt bỏ suy nghĩ đó là công việc sáng đi tối về, mà hãy sẵn sàng làm việc bất kỳ lúc nào.
10: Trung thực:
Có lẽ văn hóa “phong bì” đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều bệnh nhân. Nếu không được “lót tay”, điều dưỡng sẽ tiêm đau hơn, sẽ vệ sinh vết thương đau hơn hay không chú tâm đến bệnh nhân. Bởi vậy, điều dưỡng viên cần sự trung thực, tận tâm với bệnh nhân chứ không phải vì có được sự “lót tay” mới chăm sóc.
Đó là 10 điều kiện để trở thành một điều dưỡng viên chuyên nghiệp. Với mỗi nghề nghiệp đều đòi hỏi mỗi người cần sự yêu nghề, có tâm với nghề thì mới có thể phát triển và gắn bó lâu dài với nghề.